Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh bị covid-19 tại nhà

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh và đem đến những ảnh hưởng nghiêm trọng thì nhiều gia đình có trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hay bà mẹ đang cho con bú nhiễm Covid-19 lo lắng hoặc không biết về cách xử lí và chăm sóc, dẫn đến bệnh tình trở nặng và xảy ra nhiều trường hợp không  mong muốn.

Bài viết dưới đây AndyV sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc có trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hay bà mẹ đang cho con bú nhiễm Covid-19 để có thể kịp thời điều trị tại nhà nhé!

Chăm sóc có trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hay bà mẹ đang cho con bú nhiễm Covid-19

Nhận biết dấu hiệu bất thường thời kỳ nhiễm COVID-19.

Trong giai đoạn hậu sản và cho con bú, bà mẹ nhiễm Covid-19 cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày.

Một số dấu hiệu nguy hiểm cần nhận biết để kịp thời liên hệ cán bộ y tế gần nhất sau đây:

  • Khó thở, hụt hơi, nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 20 lần/phút, SpO2 ≤ 96%.
  • Mạch nhanh lớn hơn 120 nhịp/phút hoặc ít hơn 50 nhịp/phút.
  • Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu bé hơn 90mmHg, huyết áp tâm trương bé hơn 60mmHg (nếu có thể đo).
  • Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt nhạt.
  • Lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
  • Máu ra nhiều hoặc có máu vón cục.
  • Sản dịch có mùi hôi, đau bụng dữ dội và âm ỉ.
  • Vết khâu tầng sinh môn hoặc sẹo mổ đẻ có khối.
  • Sốt cao trên 38 độ, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ,…

Hãy liên hệ ngay đến cơ quan y tế gần nhất để kịp thời điều trị, đặc biệt là các vấn đề ở sản khoa có sự co hồi tử cung và phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Các trường hợp cần lưu ý về cách chăm sóc.

Mẹ và trẻ đều xác định mắc COVID-19.

Trong trường hợp mẹ và trẻ đều xác định nhiễm Covid-19 thì mẹ vẫn có thể duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ. Lưu ý, hãy quan sát tình trạng của trẻ, nếu trẻ ngạt mũi, khó bú, mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé và nếu trẻ không bú được thì nên vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cố và thìa.

Chỉ có mẹ được xác định mắc COVID-19.

Trong trường hợp chỉ có mẹ được xác định mắc Covid-19 thì mẹ và gia đình nên cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh có thể mắc Covid-19.

Với trường hợp mẹ quyết định tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ thì hãy lưu ý những điều sau:

  • Trước khi cho trẻ bú, sử dụng xà phòng rửa tay thường xuyên với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh và đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần với trẻ.
  • Chú ý vệ sinh thân thể, vệ sinh đầu vú 1 lần/ngày, khồng cần vệ sinh trước mỗi lần cho bú.
  • Nếu mẹ xuất hiện triệu chứng ho, hắt hơi làm chất tiết bắn vào bầu vú hãy vệ sinh vú bằng nước sạch và xà phòng sau đó lau khô bằng khăn thấm sạch.

Với trường hợp trẻ không bú được, người mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Vắt sữa bằng tay (hoặc bằng dụng cụ) và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc.
  • Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi vắt sữa.
  • Trong quá tình vắt sữa, mẹ hãy đeo khẩu trang và cho trẻ ăn.
  • Vệ sinh dụng cụ vắt sữa, máy hút sữa và các dụng cụ cho trẻ ăn như cốc, thìa (tốt nhất tiệt trùng bằng cách hấp hoặc luộc).

Sức khỏe bà mẹ tiến triển nặng, không thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong trường hợp mẹ bệnh tình tiến triển nặng, không thể dùng sữa mẹ để tiếp tục nuôi con thì hãy sử dụng sữa thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ (nếu có) hoặc hãy nuôi dưỡng trẻ theo hướng dẫn của bộ y tế và hãy hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay khi sức khỏe ổn định.

Hy vọng bạn có thể tham khảo để phòng và điều trị phù hợp cho phụ nữ có thai – cho con bú hay trẻ em phù hợp, nhanh khỏi bệnh và hạn chế rủi ro cũng như hậu Covid-19. Chúng tôi sẵn sáng giải đáp các thắc mắc với mong muốn phục vụ cho sức khỏe của mọi người. Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ AndyV qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *