Hậu sản là thời kỳ kéo dài khoảng 6 tuần, nghĩa là 42 ngày sau khi sinh. Trong giai đoạn này, việc chăm sóc cơ thể là cực kỳ quan trọng để hồi phục sức khỏe vì bởi đây là thời điểm những bệnh lý có thể phát triển và gây nên những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh hậu sản gì, chúng ta cùng tham khảo thêm thông tin dưới đây để biết cách phòng tránh nhé!
Bệnh hậu sản là như thế nào?
Hậu sản đây là khoảng thời gian sau sinh, khi đó cơ thể phụ nữ còn rất yếu do quá trình mang thai và sau sinh nở. Nên dễ gây nên một số bệnh phụ nữ.
Bệnh hậu sản là các loại bệnh xuất hiện trong thời gian hậu sản ở phụ nữ. Bất kỳ phụ nữ nào sau sinh đều bước vào giai đoạn hậu sản và nếu không chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng có thể mắc phải các bệnh hậu sản. Biểu hiện của bệnh là cơ thể gầy, không thể tăng được cân, người càng ngày càng mệt, đi khám không tìm ra bệnh gì, sức đề kháng kém đi.
Đâu là những bệnh hậu sản thường gặp
- Đau bụng dưới
Sau khi sinh bé được một tuần, tử cung bắt đầu co lại chỉ bằng một nửa so với lúc mang thai và bắt đầu sinh con. Một tuần sau sinh, khi sờ vào bụng dưới, các mẹ sẽ không còn cảm thấy tử cung lồi lên nữa. Quá trình này sẽ không gây cảm giác đau đớn, tuy nhiên nếu mẹ phát hiện thấy cảm giác đau đớn nhiều, nên đi khám càng sớm càng tốt để xem chính xác mẹ có mắc những bệnh viêm nhiễm gì hay không.
- Sốt cao
Nếu mẹ bị sốt trên 38 độ C trong khoảng 2 đến 3 ngày sau sinh, đây rất có thể gặp dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tử cung. Trong trường hợp này, chị em nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, bởi nếu để lâu bệnh chuyển biến xấu, và có thể nhiễm trùng vào máu.
Lưu ý: sau khi sinh, nếu mẹ bị sốt cũng không được dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, bởi thuốc sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho em bé bú.
- Đau ở vết khâu rạch tầng sinh môn
Trong khi sinh con, các mẹ bầu thường phải trải qua vết rạch tầng sinh môn. Bởi vì tầng sinh môn chứa nhiều mạch máu nên việc rạch và khâu lại thường khiến chị em đau nhức. Tuy nhiên thực tế, vết rạch này lại khá mau lành khi được chăm sóc cẩn thận và giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Trầm cảm sau sinh
Đây là bệnh khá nguy hiểm bởi tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Mức độ trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể ngắn hoặc kéo dài. Lúc này người thân trong gia đình hoặc người chồng phải dành nhiều thời gian quan tâm đến sản phụ hơn. Nếu nặng hãy đến bác sĩ để điều trị và đưa ra biện pháp cải thiện.
Cách phòng ngừa những bệnh lý trong thời kì hậu sản
- Mỗi ngày chị em nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày như: thịt cá, rau xanh, trái cây,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình mẹ nên uống từ 2 – 3 lít nước để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn.
- Áp dụng những bài tập sau sinh vận động nhẹ nhàng, thường xuyên đi lại quanh nhà và không được mang vác đồ nặng hay nằm yên một chỗ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
- Chị em cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Việc lo lắng và suy nghĩ thường xuyên sẽ khiến mẹ thêm mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nếu mẹ sinh thường nên vệ sinh vết rạch cẩn thận và sinh mổ thì nên vệ sinh vết mổ cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
- Tìm đến bác sĩ chuyên khoa hỏi ý kiến về việc sử dụng thuốc bổ và kiểm tra cân nặng, khám sức khỏe đều đặn để theo dõi quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.
Hy vọng bài viết trên đây giúp chị em phụ nữ biết thêm thông tin về những bệnh hậu sản phụ nữ sau sinh thường gặp để biết cách chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn trong thời kì hậu sản nhé. Mọi thắc mắc liên hệ Bác sĩ AndyV qua hotline 090 33 27 999 để tư vấn trực tiếp nhé.
- CHUNG VUI ĐẠI LỄ, NHẬN QUÀ QUÁ DỄ ĐẶC BIỆT NHÂN DỊP 30/04 – 01/05 ANDYV KÍNH TẶNG TRI ÂN QUÝ KHÁCH HÀNG !
- Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới có nguy hiểm không? Những cách phòng tránh phù hợp
- Công nghệ nâng mũi Line Form – Cuốn hút mọi ánh nhìn
- Đau buốt vùng kín nữ giới: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả.
- Hạnh phúc gia đình
- Bựa bao quy đầu có nguy hiểm không?