Nấm Candida chiếm khoảng 90% trong số tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi chúng ở điều kiện bình thường, nấm thường tồn tại ở dạng bào tử không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuật lợi và mất cân bằng môi trường âm đạo nấm Candida sẽ sinh sôi phát triển và gây nên bệnh viêm nhiễm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày của chị em mà còn tiền căn của một số bệnh lý nghiêm hiểm. Vậy nguyên nhân bị nhiễm nấm Candida do đâu? Dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm là gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh lý này. Cùng chúng tôi theo dõi nhé.
Nấm Candida là gì?
Nấm Candidan là một loại nấm men, thuộc chi candidan, thường có mặt trong cơ thể con người, đặc biệt là ở vùng da, miệng và đường tiêu hóa. Loại nấm này thường không hạn trong điều kiện bình thường nhưng khi có sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật hoặc miễn dịch suy yếu, candida có thể phát triển quá mức và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Loại nấm Candida phổ biến
Nấm Candida có nhiều loài khác nhau, nhưng một số loại phổ biến nhất bao gồm:
Candida albicans
Đây là loài phổ biến nhất và thường gây ra nhiễm trùng ở người, nó có thể gây ra nhiễm trùng âm đạo, nấm miệng và nhiễm trùng da
Candida glabrata
Loài này thường liên quan đến nhiễm trùng niệu và có thể gây ra nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang điều trị kháng sinh.
Candida tropicalis
Thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch, có thể gây ra nhiễm trùng máu và các cơ quan khác
Candida parapsilosis
Loài này có thể gây nhiễm trùng da và máu, đặc biệt ở người có bệnh lý nghiêm trọng hoặc đang sử dụng catheters.
Candida krusei
Loài này có khả năng kháng thuốc fluconazole, gây nhiễm trùng ở người có hệ miễn dịch suy yếu.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida
- Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thụt rửa âm đạo có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể và tạo điều kiên cho nấm Candida phát triển.
- Mang thai làm giảm sức đề kháng tạm thời hay do người bệnh đang điều trị ung thư và các bệnh lý khác làm cho cơ thể dễ nhiễm khuẩn.
- Do sử dụng quần lót ẩm ướt hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên có thể tạo ra điều kiện nấm phát triển.
- Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, khi măng thai hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
- Việc ăn uống không đầy đủ, kém dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Một số sản phẩm vệ sinh cá nhân, xà phòng hoặc băng vệ sinh có thể gây kích ứng và tạo điền kiện cho nấm xâm nhập và phát triển.
- Bệnh tiểu đường, các bệnh lý nội tiết khác cũng làm tăng nguy cơ nấm Candida phát triển.
Triệu chứng nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm candida, triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến liên quan để việc nhiễm nấm các vùng khác nhau:
Triệu chứng nhiễm nấm candida âm đạo
Cảm giác ngứa rát ở vùng âm đạo, khí hư bất thường có màu trắng đục, đặc giống như phô mai hoặc dang bột. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi tiểu tiện. Ngoài ra vùng âm đạo có thể sưng hoặc đỏ.
Triệu chứng nhiễm nấm miệng
Xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi, niêm mạc miệng hoặc ở trong họng. Cảm giác đau và khó chịu đi ăn uống. Cảm giác rát, nóng trong miệng.
Triệu chứng nhiễm trùng da
Xuất hiện các vùng đỏ trên da, thường ở nếp gấp như dưới vùng ngực, bẹn hoặc giữa các ngón tay,… Cảm giác ngứa ngáy hoặc rát vùng mần đỏ, nặng có thể bị mụn nước, phát ban.
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa
Có thể xuất hiện tiêu chảy, khó tiêu, thường xuyên có cảm giác khó chịu và đau ở vùng bụng.
Triệu trứng nhiễm trùng máu
Xuất hiện toàn thân bao gồm sốt, ớn lạnh hoặc cảm giác mệt mỏi,.. đây là triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
Các phương pháp điều trị nấm Candida
Điều trị bằng thuốc
- Uống chống nấm như Fuconazole, Itraconazole,..hoặc kem trị nhiễm nấm như nystatin và thuốc đặt âm đạo như CLotrimazole,micozole hoặc tioconzole,.. để điều trị nhiễm nấm âm đạo.
- Điều trị nấm miệng nên sử dụng nystatin dạng viên hoặc dung dịch để điều trị nấm, trường hợp nặng có thể dùng Fluconazole.
- Còn trường hợp nhiễm trùng nấm máu hoặc các nhiễm trùng nặng khác có thể dùng thuốc chống nấm mạnh hơn.
Điều trị nấm Candida bằng liệu pháp tự nhiên
Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ giảm nhiễm nấm candida. Đầu tiên hãy thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm chứa đường vì chúng có thể nuôi dưỡng nấm candida. Bổ sung thực phẩm chứa probiotic để hỗ trợ sức khoẻ đường ruột.
Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên như dầu dừa, giấm táo, tỏi, tinh dầu tràm trà,..các sản phẩm này có tính kháng nấm tự nhiên, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc dùng tinh dầu, dầu dừa để thoa lên các vùng bị nhiễm nấm.
Ngủ đủ giấc và giảm stress bằng việc ngồi thiền, yoga hoặc các hoạt động giải trí để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô giáo, tránh thụt rửa âm đạo và dùng quần lót bằng cotton để cải thiện vùng nhiễm nấm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Triệu chứng nặng ở vùng kín hoặc miệng, cảm giác ngứa rát hoặc đau dữ dội, có khí hư màu sắc bất thường và có mùi hôi khó chịu.
- Triệu chứng kéo dài và không giảm dù thực hiện các biện pháp tại nhà nhưng đều không cải thiện.
- Triệu chứng tái phát nhiễm nấm candida thường xuyên nhiều lần trong năm, cần đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể.
- Triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nghiêm trọng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Nếu bạn đang có tình trạng sức khỏe như tiểu đường, đang điều trị hóa trị, hoặc HIV/AIDS nên tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu phụ nữ mang thai gặp triệu trứng nhiễm nấm cần thăm pháp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Cách phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Để phòng ngừa nhiễm nấm Candida, bạn nên rửa sạch vùng kín hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để phòng ngừa nấm. Sau khi đi vệ sinh xong, hãy lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu mông lây vào vùng kín.
Chọn đồ lót phù hợp bằng vải cotton thoáng khí để giúp vùng kín khô ráo, đến kì kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh vệ sinh thường xuyên ít nhất 4 giờ/tuần để giữ vệ sinh vùng kín.
Tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa nấm Candida.
Thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định sẽ làm mất cân bằng vi sinh vật trong cơ thể.
Nấm Candida có nguy hiểm không?
Nấm Candida thường không gây hại khi tồn tại trong cơ thể ở mức bình thường. Tuy nhiên khi nấm phát triển quá mức, chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
Nhiễm trùng nhẹ như viêm ngứa âm đạo, nấm miệng, có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc chống nấm. Nhưng nếu nhiễm trùng nặng hơn, tác động đến sức khỏe có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng các cơ quan khác để có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này nên thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nấm
- Người có hệ miễn dịch suy yếu như đang điều trị hóa trị, xạ trị, bệnh nhân bị HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh lý tự miễn.
- Phụ nữ mang thai khiến hormone thay đổi.
- Người mắc bệnh tiểu đường do đường huyết cao
- Người sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên
- Người có thói quen vệ sinh cá nhân kém, sống trong môi trường không sạch sẽ.
- Người sử dụng corticosteroid làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Người béo phì làm cho các nếp gấp da bị ẩm ướt.
- Người sử dụng các sản phẩm gây kích ứng
Nấm Candida có lây không?
Nấm Candida không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng một số hình thức nhiễm trùng do nấm Candida có thể lây lan từ người này sang người khác như: nhiễm nấm Candida vùng âm đạo, nhiễm nấm miệng, nhiễm trùng trên da, nguy cơ lây nhiễm ở người có hệ miễn dịch yếu,…
Nhiễm nấm Candida bao lâu thì khỏi?
- Thời gian hồi phục từ nhiễm nấm candida phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm vị trí nhiễm nấm, mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối với nhiễm nấm âm đạo hoặc nấm miệng thường phục hồi từ 1 đến 2 tuần bằng thuốc chống nấm viên uống hoặc kem bôi, viên đặt. Triệu chứng này có thể giảm sau vài ngày điều trị. Nhiễm trùng da có thể từ vài ngày đến vài tuần, tuỳ thuộc vào mức độ nghiệm trọng và phương pháp điều trị.
- Còn nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu thời gian hồi phục lâu, cần điều trị dài hạn và phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ tổng quát của người bệnh.
Cách ngăn ngừa nấm Candida tái phát là gì?
Để ngăn ngừa nấm Candida tái phát, bạn nên duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, kiểm soát chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung thực phẩm chứa probiotic để tăng cường hệ vi sinh vật trong cơ thể.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, tránh căng thẳng stress, thăm khám sức khỏe định để phát hiện bệnh kịp thời. Thực hiện thói quen sống lành mạnh, tránh sản phẩm gây kích ứng và thực hiện biện pháp bảo vệ trong quan hệ tình dục.
Trên đây là những thông tin về nấm Candida được Bác sĩ Vũ Sơn chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Nếu vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ 090 33 27 999 để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp.
- CHUNG VUI ĐẠI LỄ, NHẬN QUÀ QUÁ DỄ ĐẶC BIỆT NHÂN DỊP 30/04 – 01/05 ANDYV KÍNH TẶNG TRI ÂN QUÝ KHÁCH HÀNG !
- Căng da bằng chỉ giá bao nhiêu?
- Cách chữa viêm niệu đạo ở nam giới hiệu quả và nhanh chóng
- Những cách khắc phục táo bón sau sinh hiệu quả để mẹ vui khỏe
- 6 cách làm đẹp vùng kín của phụ nữ hiện đại
- Những cách làm hồng dương vật được đấng mày râu ưa chuộng nhất