Ngực căng tức trước kỳ kinh là hiện tượng mà chị em phải thường xuyên, gây lên những cảm giác khó chịu và đau khi đụng vào, có thể kéo dài suốt chu kỳ kinh nguyệt. Vậy làm thế nào để giảm căng tức trước khi đến mùa rụng dâu? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ cùng Bác sĩ Vũ Sơn giải đáp hiện tượng này để giúp chị em thoải mái và yên tâm hơn nhé.
Nguyên nhân ngực căng tức trước kỳ kinh
Ngực căng trước kỳ kinh thường có rất nhiều nguyên nhân như căng thẳng, chế độ ăn uống hay sự thay đổi trong hoạt động thể thao,… Nhưng có 2 nguyên nhân chính gây lên hiện tượng này là do sự thay đổi hormone và hội chứng tiền kinh nguyệt PMS.
Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong giai đoạn trước khi hành kinh, mức estrogen và progesterone trong cơ thể tăng lên, sự gia tăng này dẫn đến sự giữ nước và tăng kích thước của các mô núm vú, gây cảm giác căng tức ở ngực. Ở một số chị em phụ nữ nhạy cảm hơn, cảm giác căng tức ngực sẽ kéo dài và đau tức nhiều hơn trong thời tiền kinh nguyệt.
PMS (Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt)
Đây là hội chứng tập hợp các triệu chứng xảy ra ở nhiều phụ nữ trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Triệu chứng này rất đa dạng, ảnh hưởng đến cảm xúc, thể chất và hành vi. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, duy truyền, stress hay chế độ ăn uống. Ngoài việc khiến cho chị em luôn cảm thấy đau căng tức ngực còn khiến chị em cảm thấy đau đầu, đau bụng dưới và mệt mỏi, có trường hợp gây ra cảm cảm xúc bị thay đổi dễ khó chịu và tức giận.
Ngực căng tức bao lâu trước kỳ kinh là bình thường?
Ngực căng tức trước kỳ rụng râu là một hiện tượng phổ biến và có thể xảy ra từ 1 đến 2 tuần trước khi hành kinh. Gọi là giai đoạn tiền kinh nguyệt do mức estrogen và progesterone trong cơ thể tăng lên. Sau khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, triệu chứng căng tức sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo.
Nhưng nếu như cảm giác căng tức kéo dài lâu hơn, trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau dữ dội hoặc thấy bất thường, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm tình trạng này.
Cách giảm đau và căng ngực trước kỳ kinh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống nhiều caffeine có thể khiến ngực dễ bị đau và căng tức hơn, do đó bạn nên loại bỏ cà phê, trà, socola và các loại đồ uống chứa cafein ra khỏi thực đơn.
Bổ sung và tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa vitamin B6 như chuối, cá, thịt gia cầm và uống nhiều nước để cải thiện triệu chứng này.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, vóc dáng khỏe khoắn thon gọn mà còn giúp giảm căng thẳng và đau căng khó chịu vực trước kỳ kinh. Các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga, cardio, aerobic,… để giúp thông màu và khí huyết tốt hơn.
Sử dụng áo ngực phù hợp
Mặc áo ngực đúng kích cỡ có độ nâng đỡ tốt để giảm áp lực lên vùng ngực. Tránh mặc áo ngực quá chật hoặc quá rộng sẽ làm tăng áp lực lên ngực và gây đau ngực hơn.
Sử dụng túi chườm lạnh hoặc nóng
Việc thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vùng ngực sẽ giảm đau và căng tức vùng ngực. Mỗi lần áp dụng nên thực hiện khoảng 10 đến 15 phút để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn
Dùng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm khó chịu.Tuy nhiên, các loại thuốc này cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn và giảm đau hiệu quả.
Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng lên vùng ngực và vai gáy cũng giúp làm căng thắng cơ, đau ngừa và giúp giảm căng thẳng hơn.
Can thiệp Y tế
Nếu triệu chứng căng tức ngực kéo dài trước khi đến kỳ kinh và sau khi kì kinh nguyệt kết thúc thì bạn hãy đi khám bác sĩ để phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Đặc biệt khi đến tháng, nếu bạn phát hiện cục u cứng, không di chuyển nhưng có sự thay đổi về kích thước và hình dạng của ngực kèm theo dịch tiết từ núm vú, da ngực đỏ hoặc bị viêm,…
Thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc các bệnh lý tuyến vú khác. Lúc này bạn cần đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp về căng tức ngực trước kỳ kinh
Khi chị em bị căng tức hoặc có cảm giác đau vùng ngực trước kỳ kinh, chị em thường cảm thấy lo lắng, bất an và đặt ra hàng loạt câu hỏi thắc mắc. Sau đây sẽ cùng chuyên gia giải đáp cho bạn.
Ngực căng tức trước kỳ kinh có phải dấu hiệu mang thai không?
Ngực căng tức trước kỳ kinh có thể là một dấu hiệu của mang thai, nhưng cũng có thể là triệu chứng bình thường do sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu là dấu hiệu mang thai, ngoài cảm giác căng tức ở ngực còn có những dấu hiệu khác bao gồm châm kinh, buồn nôn, mệt mỏi và thay đổi khẩu vị.
Việc bạn đang nghi ngờ mình có thể mang thai, cách tốt nhất là thực hiện một bài kiểm tra thai hoặc thăm khám để biết thông tin chính xác
Có cách nào phòng ngừa ngực căng tức trước kỳ kinh không?
Như đã nói ở trên, để giảm và phòng ngừa ngực căng tức trước khi đến tháng, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, hạn chế bị stress và duy trì thói quen sống lành mạnh. Ngoài ra bạn nên thảo luận với bác sĩ về những triệu chứng căng tức ngực gây khó chịu nghiêm trọng, Bác sĩ có thể đề xuất thuốc tránh thai hoặc các phương pháp điều trị khác để điều chỉnh hormone. Và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để xác định liệu có những yếu tố nào kích thích tình này để điều chỉnh lối sống phù hợp.
Tại sao ngực căng tức trước kỳ kinh lại đau?
Hàng tháng, cứ mỗi lần trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ tăng lên. Hormone estrogen làm tăng và kích thích sự phát triển của ống dẫn sứa còn hormone progesterone làm tặng sự phát triển tuyến sữa.
Chính sự thay đổi hormone này dẫn đến hiện tượng đau và căng tức ngực trước kỳ kinh. Trường hợp này thường không nguy hiểm chỉ kéo dài khoảng 1 tuần hơn, nêu chị em đừng lo lắng quá mà để trạng thái thoải mái nhất.
Trên đây là những thông tin cần thiết giải thích lý do vì sao ngực căng tức trước kỳ kinh được chúng tôi giải đáp. Điều này giúp chị em yên tâm hơn khi mình xuất hiện các dấu hiệu đau căng tức ngực, cũng là để báo hiệu bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt. Nếu triệu chứng đau căng ngực còn kèm thêm các triệu chứng nghiêm khác thì hãy liên Bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 090 33 27 999 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.
- CHUNG VUI ĐẠI LỄ, NHẬN QUÀ QUÁ DỄ ĐẶC BIỆT NHÂN DỊP 30/04 – 01/05 ANDYV KÍNH TẶNG TRI ÂN QUÝ KHÁCH HÀNG !
- Có Nên Cắt Môi Bé không? Sự Lựa Chọn Cân Nhắc và Kỹ Lưỡng
- Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc
- Hút mỡ eo – Giải pháp lấy lại vòng eo thon gọn
- NỔI MỤN MÉP VÙNG KÍN NGUY HIỂM KHÔNG?
- Thẩm mỹ cậu nhỏ toàn diện – Nâng tầm bản lĩnh đàn ông