Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân do đâu? Hướng điều trị an toàn hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ sau sinh gặp phải. Điều này khiến cho chị em lo lắng, khó chịu. Vậy rối loạn kinh nguyệt do đâu? Hướng điều trị nào phù hợp, hãy cùng AndyV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những biểu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau sinh

– Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Điều dễ nhận biết nhất đó là số ngày ra kinh. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt là từ 3 đến 7 ngày (tùy vào cơ địa từng người). Vì vậy, đối với những chị em có chu kỳ ít hơn 28 ngày hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hay nhiều hơn 7 ngày có nghĩa là mẹ đã bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

– Máu kinh nguyệt bị vón cục hoặc có màu đen bất thường

Hiện tượng máu kinh vón cục màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không.

– Sau sinh mất kinh quá lâu

Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau 2 – 3 tháng có kinh trở lại, sản phụ sinh thường thì lâu hơn khoảng 6 tháng – 1 năm mới có kinh. Nếu như sau sinh khoảng 1 đến 2 năm chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh 1

– Đau bụng dưới dữ dội

Thông thường, phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng ở trước và trong ngày đầu tiên của ngày có kinh. Tuy nhiên, các chị em sau sinh cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là biểu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

– Đau đầu vú

Hiện tượng đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, song song với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có ở cả phụ nữ  bình thường và phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến cơ thể của chị em cảm thấy mệt mỏi, không thiết tha làm gì, kèm theo dấu hiệu đau lưng, đau đầu.

Nguyên dân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, từ vóc dáng đến sức khỏe,.. Những điều này xảy ra là do hormone dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Bên cạnh đó, nếu trước đây, mẹ đã từng bị mất cân bằng hormone thì cũng có khả năng gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Và thường xảy ra trong vài tháng đầu sau sinh do cơ thể mẹ vẫn chưa hồi phục lại hoàn toàn.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng là khả năng ức chế sự rụng trứng và trì hoãn thời gian có kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em có thể có kinh trở lại sau 6 tháng hoặc thậm chí là muộn hơn.

NGoài ra, Nếu mẹ gặp áp lực từ việc chăm sóc bé cùng với việc cơ thể chưa hoàn toàn phục hồi gây rối loạn hormone nội tiết, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Có thể thấy, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu chúng đi kèm với những dấu hiệu bất thường như thời gian hành kinh kéo dài, lượng máu ra nhiều, máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ, có mùi hôi khó chịu thì có lẽ cảnh báo mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa và điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

ối loạn kinh nguyệt sau sinh là điều khó tránh khỏi, bạn sẽ không thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này xảy ra vì đó là vấn đề sinh lý tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể học cách cải thiện lối sống của mình để chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhanh hơn, bằng cách:

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh 2

  1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng đầy đủ sau khi sau sinh là điều rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nhanh phục hồi, bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng bị mất khi nuôi thai nhi và sinh nở.

Nếu chỉ số khối cơ thể quá cao (thừa cân) hoặc quá thấp (gầy), thì bạn nên nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý. Không nên ăn kiêng quá hoặc ăn uống vô độ để mong nhanh chóng hồi phục cân nặng như trước sinh. Việc điều chỉnh cân nặng qua thực phẩm cần thực hiện từ từ, theo phương pháp khoa học để tránh ảnh hưởng tới kinh nguyệt cũng như nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.

  1. Tập thể dục

Tập thể dục chắc chắn là một nhiệm vụ đầy khó khăn khi lúc nào bạn cũng có em bé ở cạnh bên. Bạn không đủ thời gian, bạn cảm thấy nhanh mệt mỏi khi phải gắng sức cho các bài tập. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện theo cách nhẹ nhàng hơn với các bài tập yoga hoặc thiền định tại nhà. Nếu có thời gian rảnh, hãy dành thời gian dạo bộ 15 – 20 phút mỗi ngày.

  1. Cân bằng tâm lý

Mặc dù nuôi con nhỏ rất bận rộn, song bạn đừng cố gánh vác hết mọi việc. Là phụ nữ thông minh, bạn nên biết chia sẻ những khó khăn ấy với chồng của bạn hoặc bố mẹ bạn một cách khéo léo.

Khi con bạn đang ngủ, hãy cố gắng ngủ theo để đảm bảo duy trì đủ thời lượng mỗi ngày. Thức đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy kiệt, thậm chí bạn có thể bị trầm cảm bởi thiếu ngủ và những rắc rối về tâm lý sau sinh khi không được chia sẻ cùng ai.

Trên đây là những thông tin mà AndyV cung cấp, hy vọng những bà mẹ sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan tới rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể liên hệ Hotline: 090 33 27 999 để được Bác sĩ tư vấn chi tiết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *