Sẹo lồi và sẹo phì đại: Có gì khác?

Sẹo lồi và sẹo phì đại: Có gì khác?

Đều xuất phát từ sự tăng sinh quá mức của các mô và tế bào nguyên bào sợi, dẫn đến sự tăng lên quá nhiều của tế bào gây hiện tượng nhô lên của mô sẹo. Tuy nhiên, sẹo lồi và sẹo phì đại có những điểm khác nhau và đặc biệt cả những điều trị khác.

Sẹo phì đại

Hình thành do sự tăng sinh tạm thời của các tế bào collagen type III (Collagen non) dẫn đến sự phì đại tạm thời của mô sẹo.

Nguyên nhân hình thành sẹo thường cho chấn thương, bỏng mức độ trung bình tới nặng.

Không có yếu tố di truyền hay yếu tố gia đình liên quan.

Không liên quan đến vẫn để tuổi tác hoặc chủng tộc.

Có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Thường thoái lui hay còn gọi là sự ổn định về bề mặt và màu sắc như da bình thường sau khoảng 6 tháng tới 12 tháng.

Các mô sẹo này tăng sinh về thể tích nhưng không vượt quá giới hạn vết thương ban đầu.

Mục tiêu điều trị đối với sẹo phì đại chủ yếu là theo dõi sự tiến triển, sử dụng các sản phẩm dạng bôi bổ sung độ ẩm cho mô sẹo, hạn chế sự phát triển quá mức của nguyên bào sợi và can thiệp thói quen sinh hoạt (giảm cân, không cào gãi hay tác động vào sẹo, duy trì lối sống lành mạnh).

Sẹo lồi

Hình thành do sự tăng sinh quá mức của các tế bào collagen type I (Collagen trưởng thành) dẫn đến sự keratin hóa mô.

Các nguyên nhân thường gặp: Chấn thương, mụn trứng cá, béo phì.

Có liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố gia đình.

Thường xuất hiện trong lứa tuổi dậy thì và có liên quan đến nội tiết tố, đặc biệt là nữ giới.

Thường xuất hiện ở những vị trí “ưu thích” như vành tai, cằm, ngực, vai và vùng mu,

Các mô duy trì kích thước tăng sinh và không thoái lui.

Các mô sẹo này tăng sinh cả về thể tích lẫn diện tích, vượt quá giới hạn của vết thương ban đầu.

Khi đã xác định là sẹo lồi, cần có biện pháp can thiệp chủ động như tiêm sẹo, áp lạnh, laser,… để mang lại hiệu quả làm giảm kích thước và màu sắc của sẹo.

AndyV
AndyV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *