Sinh lý sinh sản nam

Quan tâm về sinh lý sinh sản nam là tìm hiểu về hoạt động của hệ sinh dục ở nam giới (gồm hai chức năng là ngoại tiết và nội tiết) đi cùng với hoạt động của trục vùng hạ đồi tuyến yên tuyến sinh dục. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về sinh lý sinh sản nam, giúp bạn hiểu và có được những kiến thức bổ ích để chú trọng hơn về sức khỏe.

Cấu tạo tinh hoàn trong sinh lý sinh sản nam.

Tinh hoàn thường nằm trong bìu – đây là nơi có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt từ 1-20C. Bên cạnh đó, tinh hoàn có nhiều thùy, mỗi thùy nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinh tinh có tế bào kẽ (tế bào Leydig). Trong đó, mỗi tinh hoàn nặng khoảng 40gram và có kích thước từ 4cm đến 5cm chiều dài. Tinh hoàn ở nam giới trưởng thành:

  • 80% là ống sinh tinh: thành ống là nơi tạo tinh trùng.
  • 20% là mô liên kết: có tế bào Leydig tiết testosteron.

Tinh trùng được tạo ra từ thành ống sinh tinh, mỗi ống sinh có 2 đầu đổ vào các ống nối kết mạng lưới được biết đến là lưới tinh. Đầu mào tinh lại được liên kết với lướt tinh. Tiếp đó, tinh trùng sẽ được đưa từ đây đến đuôi mào tinh rồi đưa vào ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh cùng với túi tinh đổ vào ống phóng tinh sau khi đi vào ổ bụng ra sau bàng quang. Cuối cùng, ống phóng tinh lại đổ vào niệu đạo bên trong tuyến tiền liệt.

Xem thêm : Làm to dương vật

Tiếp đến là màng ngăn máu – tinh hoàn:

  • Thành ống sinh tinh được cấu tạo từ tế bào Sertoli bao quanh các tế bào mầm nguyên thủy.
  • Các tế bào Sertoli gắn với nhau bằng các liên kết vòng bịt rất chặt.
  • Màng ngăn màu – tinh hoàn giữa khoảng kẽ và ống sinh tinh.
  • Tạo rào cản vật lý, kiểm soát môi trường xung quanh các tế bào mầm, chỉ cho phép các chất cần thiết đối với quá trình sinh tinh đi qua, tránh sự ảnh hưởng của các tác nhân độc hại lên hoạt động phân bào.
  • Ngăn không cho các giao tử tiếp xúc với máu, tránh kích thích taoh đáo ứng miễn dịch từ các lympho bào theo chiều ngược lại.
  • Ngăn các phần tử lớn, các tế bào steroid đi qua và cho các tế bào mầm đi qua.
  • Duy trì thành phần dịch trong ống sinh tinh:
  • Ít protein và glocose
  • Nhiều androgen, estrogen, K+, inositol, glutamic, acid aspartic.
  • Bảo vệ tế bào mầm khỏi các chất độc hại và ngăn tạo kháng thể kháng tinh trùng.

Chức năng tạo tinh trùng

Sự tạo tinh trùng:

Quá trình này gồm 3 giai đoạn liên tiếp nhau:

  • Giai đoạn 1: là giai đoạn tạo ra các tinh bào sơ cấp.
  • Giai đoạn 2: trong thời kì này, phân bào giảm nhiễm tạo ra các tiền tinh trùng (hay tinh tử).
  • Giai đoạn 3: biệt hóa tiền tinh trùng thành tinh trùng trưởng thành.

Sự tạo tinh trùng bắt đầu từ lúc dậy thì, kéo dài suốt đời và tạo ra từ 100 đến 200 triệu tinh trùng trong một ngày nhờ sự nguyên phân liên tục của các tế bào mầm:

  • Tinh bào sơ cấp GP 1 sang 2 tinh bào thứ cấp
  • Tinh bào thứ cấp GP 2 sang 4 tiền tinh trùng
  • Tiền tinh trùng sang tinh trùng: nhân cô đặc, bào tương co lại, tạo thể cực đầu và đuôi.

Mỗi tế bào mầm cho ra 512 tinh tử, từ 1 tế bào mầm sinh dục sang tinh trùng  mất 74 ngày.

Cấu tạo tinh trùng:

  • Phần đầu: nhân và thể cực đầu chứa enzyme giúp tinh trùng xuyên vào trứng.
  • Phần thân: nhiều ty thể tạo năng lượng.
  • Phần đuôi: gồm các vi ống và dynein (ATPase phụ thuộc Mg).

Tinh dịch:

  • Tinh dịch gồm tinh trùng và các chất tiết từ túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến Cowper, tuyến niệu đạo. Mỗi lần phóng tinh dịch có thể tích từ 2.5 đến 3.5mL
  • Vô sinh: < 15 triệu tinh trùng/1mL.
  • 50% nam có số tinh trùng 20-40 triệu/ 1mL.

Tinh dịch đồ: Theo khuyến cáo năm 2010 của WHO, một tinh dịch đồ được xem là bình thường nếu:

  • Mật độ tinh trùng: từ 15 triệu trên 1mL trở lên.
  • Tổng tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới và di động không tiến tới : chiếm trên 40%.
  • Tỷ lệ tinh trùng còn sống: phải trên 58%.
  • Hình thái tinh trùng: trên 4% các tinh trùng được quan sát có hình dạng bình thường, có sự cân đối giữa các phần: đầu, thân, và đuôi.

Chức năng nội tiết.

Testosteron:

❖Là hormon chính của tinh hoàn

❖Tổng hợp từ cholesterol trong tb Leydig

❖Sự bài tiết chịu sự điều khiển của LH

❖Bình thường được bài tiết từ 4 – 9 mg/ngày

❖98% gắn với protein trong huyết tương: SHBG (65%), albumin (33%).

❖7% lượng testosterone được khử thành 5αDHT (5α-dihydrotestosterone) bởi  enzyme 5α-reductase nằm tại các mô đích.

Testosteron có một số chức năng chính như:

❖Tác động lên sự phát triển cơ quan sinh sản bào thai

❖Phát triển và duy trì phái tính thứ phát

❖Chuyển hóa protein: tăng trưởng cơ thể

❖Làm sụn đầu xương hóa cốt

❖Cùng với FSH duy trì hoạt động sinh tinh

❖Ức chế bài tiết LH

Phái tính thứ nhất: Cơ quan sinh dục ngoài và trong tăng kích thước; giọng nói trầm; lông tóc; vai rộng, cơ bắp nở; da dễ bị mụn; thích người khác phái.

Xem thêm : Điều trị bệnh hẹp bao quy đầu

Điều hòa hoạt động tinh hoà

FSH và LH:

❖Không tác động trực tiếp lên tế bào mầm, mà gián tiếp qua tế bào Sertoli (FSH), và Leydig (LH)

❖FSH nuôi dưỡng và hoạt hóa tế bào Sertoli

❖FSH cùng với androgen (testosteron) duy trì sự tạo tinh

❖LH nuôi dưỡng tế bào Leydig, kích thích sự bài tiết testosteron

❖Nồng độ testosteron tại chỗ phải cao hơn trong huyết tương 100 lần để duy trì sự sinh tinh

Điều hòa ngược từ Inhibin:

❖Được tiết từ tế bào Sertoli

❖Điều hòa ngược (ức chế) bài tiết FSH từ tuyến yên

Điều hòa ngược từ Testosteron:

❖Ức chế bài tiết LH từ tuyến yên và GnRH từ hạ đồi

❖LH làm tăng bài tiết testosteron tại chỗ từ tế bào Leydig để duy trì hoạt động sinh tinh.

❖Dùng testosteron ngoại sinh gây ức chế LH, làm tế bào Leydig giảm bài tiết testosteron tại chỗ --> giảm tinh trùng.

Qua những thông tin về sinh lý sinh sản nam chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ AndyV qua số HOTLINE hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn trực tiếp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903 327 999